Tin tức

Tin tức

Cách phòng chống và cấp cứu điện giật.

Cách phòng chốngcấp cứu điện giật

       Như chúng ta đã biết, trong gia đình và ở trường học của chúng ta có rất nhiều đồ dùng điện như; quạt, nồi cơm, máy sấy tóc, …. Khi sử dụng điện nếu không an toàn có thể bị điện giật, nhất là trong khi tình hình dịch bệnh phức tạp không được đến trường mà phải học qua hình thức online, vì tiếp xúc với những đồ dùng công nghệ nhiều như điện thoại và máy tính,  rất gần nguồn điện nên nhiều khả năng sẽ xảy ra các sự cố không đáng có. Vì thế, chúng ta cần phải có những biện pháp khi học online để đảm bảo an toàn với dòng điện

 

Điện giật là một tai nạn xảy ra do vô tình va chạm vào dây, hoặc đồ dùng có dòng điện đi qua, khi đó dòng điện xuyên qua cơ thể gây phỏng da hoặc phá hủy các mô làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan nội tạng. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách cấp cứu và phòng chống tai nạn điện xảy ra.

 

      I. CÁCH PHÒNG CHỐNG:

- Không nghịch dây điện, ổ cắm

- Không dùng que, kéo, đũa hay bất kỳ vật gì chọc vào ổ điện

- Không cho tay vào ổ điện

- Không phơi quần áo trên dây điện

- Không nên tự ý sửa chữa điện nếu không hiểu rõ về điện.

- Dây điện trong nhà phải được luồn vào ống nhựa cách điện mắc trên cao chắc chắn.

- Các mối nối dây điện phải được quấn kín bằng băng keo cách điện.

- Các ổ điện phải mắc trên cao để trẻ em không với tới ổ điện không sử dụng phải dán kín lại.

- Không sử dụng công tắc điện khi tay ướt.

- Đường dây kéo điện vào nhà phải đủ độ cao an toàn và chắc chắn.

- Nếu trong sân nhà có trụ điện thì phải làm hàng rào ngăn cách không được đến gần và leo trèo.

- Các thiết bị điện cũ thường dẫn đến tình trạng rò rỉ điện. Trẻ em khi học online có thể vô tình bị giật bởi dòng điện rò rỉ này. Hãy thường xuyên kiểm tra xem các thiết bị điện trong nhà có bị rò rỉ điện không. Ngoài ra, đối với các thiết bị quá cũ bạn cũng nên thay mới để đảm bảo không có tai nạn đáng tiếc xảy ra trong lúc học.

- Để đảm bảo an toàn nhất thì nên sử dụng các thiết bị có dùng pin và không cần nguồn điện trực tiếp trong nhà, có thể canh thời gian trước 1 đến 2 giờ trước khi bắt đầu học online để sạc đầy pin cho các thiết bị để sử dụng học online ( Không vừa sử dụng thiết bị vừa sạc pin dẫn đến nguy cơ chảy nổ, điện giật)

 

II. CẤP CỨU:

     1. Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi dòng điện bằng cách:

- Cắt ngay dòng điện bằng cách kéo cầu dao xuống.

- Dùng cây khô hoặc vật cách điện tách dây điện tách dây điện ra khỏi người nạn nhân chú ý (người cứu hộ phải đứng trên dán khô hoặc mang dày dép khô). Tuyệt đối không được chạm tay trần vào người nạn nhân

          - Đối với nạn nhân đang ở vị trí cao chú ý không cho té, ngã sẽ gây thêm chấn thương.

     2. Kiểm tra ngay xem nạn nhân còn thở, tim còn đập hay không. Nếu nạn nhân ngừng  tim ngừng thở phải nhanh chóng:

            - Hô hấp nhân tạo miệng qua miệng, kết hợp xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

          - Nên tích cực, bền bỉ hồi sức cho nạn nhân vì một số nạn nhân có thể sống lại được mặc dù trước đó đã ngừn tim ngừng thở.

 

Các tiêu chí về đảm bảo an toàn về điện như sau:

1. Dây dẫn điện phải được đi ngầm trong tường hoặc có vỏ bọc chắc chắn nếu đi bên ngoài;.

2. Các công tắc điều khiển, cầu chì, ổ cắm được lắp đặt ngoài tầm với của trẻ dưới 6 tuổi và phải có hộp hay lưới bảo vệ hoặc có nắp đậy an toàn;

3. Phải sử dụng các loại đèn có phần vỏ ngoài bằng vật liệu cách điện tại các phòng trong ngôi nhà;

4. Không đặt ổ cắm điện trong phòng vệ sinh, nhà tắm, nếu có phải đặt sau cầu chì/Ap-to-mat và ở vị trí an toàn ngoài tầm với của trẻ dưới 6 tuổi.

5. Không vừa sử dụng các thiết bị vừa sạc pin.

Trên đây là bài tuyên truyền và các biện pháp phòng chống điện giật và những sự cố về điện đáng tiếc xảy ra, chúc thầy cô, các em học sinh có những buổi học trực tuyến an toàn và mạnh khỏe.

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image